Thứ Hai, 3 tháng 3, 2008

24h - Phân tích hay Quảng cáo?

Đọc bài viết trên 24h, báo Online chủ yếu chôm bài và viết quẳng cáo là chính, nhiều khi chôm bài cũng đếch có gì lịch sự khi lại ghi nguồn là báo mình viết. Thấy nó viết mà tồi tệ.
1. Các mạng chẳng có mạng nào có tài khoản 200.000 từ sim 69, hay 75K cả.
2. Tiết kiệm 300.000 theo tính từ việc dùng sim khuyến mãi (bằng phép tính trung bình tháng dùng 500.000 trừ cho 200.000 khuyến mãi khi mua sim mới) đúng là khùng. Hình thức khuyến mãi chỉ áp dung cho giới trẻ, người không quan trọng với số điện thoại. Còn với người quan trọng số điện thoại, và dùng Postpaid thì họ sẽ chẳng quan tâm làm gì vì với số tiền bỏ qua đó và dùng trả trước, họ có thể dùng số tiền Postpaid gọi với giá rẻ tương đương mà dịch vụ lại ngon hơn trả trước.
3. Nếu muốn quẳng cáo cho cái điện thoại này, có nhiều cách lắm. Đâu cần phải viết kiểu đó.

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2008

Bài toán CDMA???

Đọc bài CDMA không chết trong việc phỏng vấn Hoàng Ngọc Điệp về bài toán CDMA vì sao lại giảm. Xin trích một đoạn trong bài này.
Thưa ông, trước sự kiện HT Mobile chuyển đổi công nghệ từ CDMA sang GSM, không ít người đã cho rằng “đã hết thời công nghệ CDMA”. Với tư cách là đại diện Tập đoàn Qualcomm - nhà cung ứng các giải pháp công nghệ CDMA - tại Việt Nam, ông có thể bình luận gì về nhận định này?

CDMA không chết! Tôi có thể khẳng định điều này với các bạn.

Việc HT Mobile chuyển đổi công nghệ, đó là quyền của họ. Chúng tôi đã từng dự báo trước bước đi này của HT Mobile. Bởi họ đã đầu tư quá ít cho mạng lưới, không chuẩn bị để có những khác biệt so với các đối thủ đi trước, thay vì cạnh tranh về chất lượng, dịch vụ khác biệt và phân khúc thị trường chưa được các đối thủ để ý tới, nhất là đi sai về công nghệ: sử dụng ngay công nghệ cao trong khi có quá ít dịch vụ giá trị gia tăng và thiết bị đầu cuối chất lượng cao. Trong khi thế mạnh của CDMA là các dịch vụ giá trị gia tăng và thiết bị đầu cuối.

Riêng tại Việt Nam, ngoài HT Mobile (mới chỉ phát triển được dưới 100.000 thuê bao) “chia tay” CDMA, thì hiện vẫn còn có các nhà cung cấp dịch vụ di động đang sử dụng công nghệ CDMA khác là S-Fone và EVN Telecom với số thuê bao tính đến hết năm 2007 đạt hơn 6 triệu. Các dịch vụ 3G hỗ trợ EV-DO, truy cập Internet, nghe nhạc, xem truyền hình trực tuyến, thông tin WAP... đang được giới thiệu và người sử dụng bắt đầu quan tâm.

Còn nhớ trước đây, trên báo Thanh Niên, ông ta còn nói là CDMA ở Việt Nam hiện chỉ dừng con số thử nghiệm về công nghệ cao.
Ông này đúng là miệng lưỡi không xương.

Nguyên nhân sâu sa mà ông ta chưa nói đến là...mỗi thiết bị đầu cuối của CDMA thì nhà sản xuất phải trả cho Qualcomm một vài phần trăm xem như là công nghiên cứu công nghệ của mình. Đó là điều làm cho các nhà sản xuất quyết định tung chiêu bài lật lọng với Qualcomm và bắt tay nhau đá Qualcomm ra khỏi cuộc chơi CDMA vốn đang là sở hữu. GSM thì lại được hơn về tính năng công nghệ dù rằng hiện nay tại Việt Nam thì nó chỉ dừng ở mức 2.5G. Nhưng đó là điều cảnh báo về công nghệ CDMA hiện sẽ thoái trào nếu như Qualcomm cứ hành xử theo lối ăn thua như thế.
Photobucket


Các nhà khai thác mạng CDMA đang phải đối đầu với việc càng ngày càng mất đi thị phần của mình trên thị trường viễn thông trong nước khi cạnh tranh với các nhà khai thác mạng GSM. Danh sách này ngày càng dài ra, và tại Việt Nam lại đang có HT Mobile.

Ngoại trừ ở Nhật và Mỹ, cán cân thị phần giữa CDMA và GSM ở các nước khác đang dần nghiêng về các nhà khai thác GSM. Và lẽ đương nhiên, đa phần các nhà khai thác CDMA đang chuyển từ họ CDMA sang mạng họ GSM. Trong số đó, có nhà khai thác duy trì cả hai loại mạng CDMA và GSM, tuy nhiên phần lớn thì chọn chuyển hẳn thuê bao CDMA của họ sang GSM. Ngược lại đến thời điểm này không có bất cứ một ghi nhận nào về việc một nhà khai thác GSM bỏ mạng GSM để theo đuổi mạng CDMA.

So sánh GSM và CDMA

Những người theo trường phái CDMA cho rằng công nghệ CDMA vượt trội hơn hẳn công nghệ GSM. CDMA là công nghệ của 3G. Để đi lên 3G, GSM cũng phải dựa vào CDMA (chính xác là Wideband-CDMA). CDMA cho phép tốc độ dữ liệu lên đến 115Kbit/giây, cụ thể là với IS-95B. Trong khi đó, nếu không tính đến GPRS thì GSM hầu như không có khả năng cung ứng dịch vụ dữ liệu. Tuy nhiên ngày nay GSM và GPRS được triển khai đi đôi với nhau và do đó họ GSM vẫn có khả năng cung cấp dịch vụ dữ liệu với tốc độ ngang bằng hoặc thậm chí còn cao hơn cả IS-95B.

Đối với trường phái ủng hộ GSM thì GSM cung ứng khả năng Roaming (kết nối với mạng khác): khi bạn đi du lịch sang nước khác thì điện thoại của bạn vẫn kết nối được bình thường với mạng GSM ở đó. GSM vượt trội hơn CDMA vì nó sử dụng thẻ chip SIM, linh hoạt, bảo mật và an toàn cao. Người dùng có thể tháo thẻ SIM trên máy điện thoại này lắp vào máy khác một cách dễ dàng. Người dùng có nhiều tự do trong việc lựa chọn thiết bị đầu cuối. Ngày nay GSM là công nghệ được nhiều người dùng nhất trên thế giới: GSM chiếm hơn 85% thị phần của thị trường mạng thông tin di động. Và hơn 80% điện thoại di động trên thế giới là điện thoại GSM.

Tuy nhiên, việc đem CDMA và GSM so sánh về mặt công nghệ sẽ là khấp khiễng. Hai công nghệ này hầu như có khả năng cung cấp dịch vụ giống hệt nhau. Nếu tính đến việc nâng cấp lên 3G, thì 2 nhánh công nghệ này cũng ngang tài ngang sức. Bên họ GSM có UMTS/HSPA, WCDMA, trong khi bên họ CDMA có CDMA2000 1xEV-DO, CDMA 2000 1x EVDO Rev A/B. Nếu tính đến cả thế hệ sau 3G thì phía GSM đang chuẩn bị ráo riết công nghệ LTE-Long Term Evolution còn bên họ CDMA cũng đã có UMB. Do vậy, nếu xét về mặt công nghệ thuần túy thì GSM và CDMA hoàn toàn ngang tài ngang sức nhau.

HT Mobile đang đi theo xu hướng của thế giới?

Câu chuyện về việc một nhà khai thác CDMA chuyển sang GSM đã dần trở nên quen thuộc. Danh sách này ngày càng dài ra. Theo ghi nhận gần đây nhất là việc Telus, một nhà khai thác mạng CDMA lớn ở Canada cũng xin chuyển từ CDMA sang GSM. Thông tin này được đăng tải trên tờ Toronto Star vào trung tuần tháng giêng năm 2008. Động lực để Telus chuyển sang GSM là để thu hút lượng khách hàng có nhu cầu roaming khi đi sang Châu Âu cũng như nhiều nước khác. Ngoài ra cũng có một lý do mà nhiều nhà phân tích cho rằng động thái của Telus chuyển sangGSM là vì iPhone. Đơn giản là iPhone chỉ dành riêng cho người dùng GSM. Nếu Telus không chuyển sang GSM thì hầu như chắc chắn nhà khai thác GSM duy nhất ở Canada, Rogers sẽ kiếm được hợp đồng này với Apple.

Nếu tính trên toàn thế giới, theo thông kê của GSA (Global Mobile Supplier Association) tính đến tháng 7/2007, có tổng cộng 36 nhà khai thác CDMA đã triển khai GSM để thay thế hẳn hoặc phủ lên (overlay) mạng CDMA đã có. Danh sách cụ thể các nhà cung cấp này được cung cấp trong bảng dưới đây:

Danh sách các nhà khai thác CDMA chuyển sang GSM (nguồn GSA).

Trong danh sách trên, chúng ta có thể kể điển hình như SK Telecom và KTF ở Hàn Quốc đã bỏ CDMA2000 để triển khai WCDMA/HSPA (thuộc họ GSM). Tương tự ở Úc, Hutchison Telecom đã đóng cửa mạng CDMA tháng 8/2006. Cũng ở Úc, Telstra, với 9,2 triệu thuê bao cũng đã quyết định bỏ CDMA để triển khai Next-G. Mạng CDMA của Telstra sẽ chính thức khai tử trong tháng giêng 2008 (tuy vậy, chính quyền liên bang đã can thiệp để kéo dài thời hạn này thêm 3 tháng vì lợi ích của thuê bao CDMA cũ). Tháng 8 năm 2006, Vivo ở Brazil với 30 triệu thuê bao cũng đã hành động tương tự. Ở Trung Quốc, Unicom, triển khai cả GSM lẫn CDMA với 156 triệu thuê bao, trong đó hơn 75% người dùng chọn GSM. Tình hình tương tự ở Mexico, Singpapore, Mỹ, Chile, Argentina, New Zealand... Do vậy việc HT Mobile bỏ CDMA cũng là đi theo xu hướng chung của thế giới.

HT Mobile đã bắt đầu đưa vào khai thác dịch vụ di động CDMA từ đầu năm ngoái, nhưng đến cuối tháng 9/2007 họ chỉ có được 185 000 thuê bao. Trong khi con số thuê bao di động của cả nước là 34 triệu, trong đó 28 triệu khách hàng chọn dịch vụGSM . Phần còn lại thuộc về các nhà khai thác mạng CDMA: S-Fone (3,7 triệu) và EVN (2,5 triệu). Chính con số thuê bao nghèo nàn này đã khiến HT Mobile thay đổi chiến lược và chuyển sang e-GSM.

Hiện tại số thuê bao của HT Mobile còn ít nên việc chuyển sang GSM cũng không gây tốn kém nhiều về việc họ phải thay thế điện thoại CDMA bằng điện thoại GSM cho khách hàng thuê bao. Cũng có động thái cho rằng HT Mobile đã thỏa thuận với EVN về việc chuyển những khách hàng muốn tiếp tục dùng mạng CDMA sang mạng EVN Telecom. HT Mobile đã đi trước một bước trong việc tìm kiếm một giấy phép cho mạng GSM!

Tại sao người ta lại bỏ CDMA?

Yếu điểm lớn nhất của CDMA chính là nằm ở thiết bị đầu cuối. Người dùng CDMA phải mua thiết bị cung cấp bởi chính nhà cung cấp dịch vụ. Thậm chí điện thoại di động của nhà cung cấp CDMA này lại không thể dùng khi nối kết với nhà cung cấp CDMA khác. Trên thị trường có nhiều điện thoại GSM, giá thành lại rẻ hơn nhiều so với điện thoại CDMA cùng kiểu dáng. Người dùng không có nhiều lựa chọn về điện thoại di động khi dùng mạng CDMA so với người dùng GSM. Trong khi ngày này điện thoại di động được thay đổi kiểu dáng, công nghệ,..một cách liên tục. Khách hàng trẻ có nhu cầu thay đổi điện thoại di động theo mốt nên việc gắn bó dài lâu với chiếc điện thoạiCDMA là khó chấp nhận được đối với nhiều khách hàng. Chưa hết, chính vì công nghệ CDMA quá độc quyền bởi chính nhà sản xuất chipset điển hình là Qualcomm trên mỗi handset đều có phần trăm lợi nhuận chia cho Qualcomm không như CDMA. Một điều là công nghệ GSM được cả nhiều nhà sản xuất điện thoại ứng dụng bởi công phụ thuộc vào công nghệ đóng và vì thế giá thành của một chiếc GSM càng rẻ so với yêu cầu dùng tương đối của người dùng.

Bên cạnh Vinaphone, Viettel, Mobifone và người mới GTel, con đường mà HT Mobile phải đi để tồn tại thực sự là không đơn giản chút nào. Cuộc cạnh tranh này hướng hẹn sẽ hấp dẫn và đầy kịch tính. Tuy nhiên nếu GTel tìm thấy cơ hội cho mình thì chắc chắn HT Mobile cũng sẽ có được miếng bánh của mình nếu họ có chiến lược kinh doanh hợp lý. Với việc trên thị trường có tới 5 nhà khai thácGSM và 2 nhà khai thác CDMA , hy vọng là người dùng sẽ được hưởng những tiện ích và dịch vụ có chất lượng với giá thành hợp lý hơn. Song, liệu 2 nhà khai thác CDMA còn lại sẽ trụ hạng được bao lâu nữa khi mà cộng đồng CDMA đang dần thu hẹp lại?!

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2007

Giảm cước viễn thông và cái nhìn của báo chí...

Chỉ có một thông tin giảm cước của VNPT mà báo chí viết sai tè le.
Đầu tiên, anh cả VNPT xung phong...Yeah...VNPT là ông tổ nhé. Xem nè....Chéo...Đối với dịch vụ điện thoại di động trả trước thuê bao ngày: cước gọi nội mạng là 127,27 đồng/6 giây đầu + 21,21 đồng/giây tiếp theo; cước gọi ngoại mạng là 136,36 đồng/6 giây đầu + 22,73 đồng/giây tiếp theo; cước thuê bao ngày là 1.391 đồng/máy- tháng. Kết quả sai là 1391 đồng/ngày.
Sau đó, tới cháu VNN (con của VASC)...tung chưởng...Giá cước hoà mạng thuê bao trả sau của VinaPhone và MobiFone là 109.000đ/máy-lần (trước đây là 136.364đ/ máy-lần). Cước thuê bao tháng vẫn giữ nguyên là 54.545 đ/ máy-tháng. Kết quả sai. Đúng là cước thuê bao giảm từ 66.000 còn 60.000. Thêm thắt làm chi để...sai vậy? VNN rãnh không có gì làm nên ngồi tính toán lại để xem giảm bi nhiêu phần trăm cước. Sau đó có kết quả. Sau đó là hàng loạt báo khác nói sai ý. Copy nguyên cái VNPT để vào thì sai cái chữ tháng thành ngày.

Sau đó là Tiền Phong đá tiếp. Cũng thêm thắt rồi sai y như VNN.

KHPT
trích từ VNN. Sai luôn.

CAND cũng nhảy vào. Tiếp tục con đường đau khổ.

Sau đó là Thanh Niên. PV Hoàng Ly viết đúng. Hoan hô.
Sau đó là Tuổi Trẻ. Chậm nhưng chắc và thông tin đúng.

Giờ tới trang tin tự phát. TTCN copy từ VNPT và VNN. Sai nhưng sau đó được góp ý thì đúng.

vnMedia cũng viết lại theo phong cách. Và rồi cũng sai. Sai một cách cố tình à nha.
Đối với dịch vụ điện thoại di động trả trước thuê bao ngày: cước gọi nội mạng là 127,27 đồng/6 giây đầu + 21,21 đồng/giây tiếp theo; cước gọi ngoại mạng là 136,36 đồng/6 giây đầu + 22,73 đồng/giây tiếp theo; cước thuê bao ngày là 1.391 đồng/máy- tháng.
Đối với dịch vụ điện thoại di động trả trước thời hạn linh hoạt: cước gọi nội mạng 174,54 đ/6 giây đầu + 29,09 đ/giây tiếp theo; cước gọi ngoại mạng là 201,82 đ/6 giây đầu + 33,64 đ/giây tiếp theo.
Các mức cước trên chưa bao gồm VAT.

Các mức cước mới sẽ được áp dụng từ ngày 15/12/2008.


Và đây là thông tin đúng nhất nè. Cái này của chủ nhân blog nhé.

Sau khi Viettel công bố giảm cước từ ngày 01/12/2007 thì VNPT (cơ quan chủ quản của hai mạng di động Mobifone và Vinaphone) cũng đã được Bộ Thông Tin Truyền Thông cho phép giảm cước từ ngày 15.12.2007.

Dịch vụ di động trả tiền sau VinaPhone và MobiGold giảm 20% cước đấu nối hoà mạng, giảm 9% cước thuê bao tháng, giảm 20% cước thông tin di động gọi nội mạng-liên mạng trong nước. Cụ thể là: cước hoà mạng giảm còn 120.000đồng/máy/lần; cước thuê bao tháng là 60.000 đ/ máy/tháng. Cước gọi nội mạng là 1.080 đồng/phút và cước gọi ngoại mạng là 1.200 đồng/phút .

Dịch vụ di động trả tiền trước (VinaCard và Mobicard): điều chỉnh giảm 20% cước thông tin di động gọi nội mạng-liên mạng trong nước: Cước gọi nội mạng là 1.750 đồng/phút; cước gọi ngoại mạng là 1.990 đồng/phút. Dịch vụ di động trả tiền trước thuê bao ngày (VinaDaily và Mobi4U): điều chỉnh giảm 10% cước thuê bao ngày, giảm 8% -12% cước thông tin di động gọi nội mạng-liên mạng trong nước. Cụ thể là: Cước điện thoại di động trả trước thuê bao ngày (VinaDaily và Mobi4U) giảm còn 1.391 đồng/máy/ngày. Cước gọi nội mạng là 1.400 đồng/phút; cước gọi ngoại mạng là 1.500 đồng/phút.

Dịch vụ di động trả tiền trước thời hạn linh hoạt (VinaXtra và MobiQ): điều chỉnh giảm 20% cước thông tin di động gọi nội mạng-liên mạng trong nước: Cước gọi nội mạng là 1.920 đồng/phút; cước gọi ngoại mạng là 2.220 đồng/phút.

Đang thắc mắc về chính sách giảm giá giờ thấp điểm. Cứ như Vịt Teo, giảm giá nhưng giờ thập điểm thì cắt xén lại (Từ 0h đến 5h các ngày trong tuần và nguyên ngày lễ, không giảm vào CN) thảm hại thì giảm làm chi trời? Kỳ này CDMA chắc sẽ chết. Vịt Teo thì...tức ói ra máu cho mà coi. Còn ta thì khỏe re vì ta dùng mạng có cái hình ở trên đó. HaHa.